Thiết kế thi công nhà ở Phan Thiết

06/07/2016 1965 lượt xem Share
Phần móng đà kiềng

Bài viết này mô tả quy trình xây dựng từ khi bắt đầu động thổ cho đến hoàn thiện ngôi 1 nhà phần thô. Chia làm nhiều bài viết.
Sau đây là hình ảnh và diễn giải quy trình xây nhà và cách giám sát xây nhà.
Vì xây chủ nhà cần nắm vững kiến thức cơ bản để giám sát thi công , tránh tình trạng làm kém chất lượng công trình. Sau khi đưa vào sử dụng tiền mất tật mang
 
Công trình này được thiết kế và thi công trọn gói tại Phan Thiết, do đội thi công của công ty Đoàn Anh Quốc thực hiện. Hình ảnh chụp do giám sát của công ty trình tự trong quá trình thi công.
Chủ nhà là anh Nguyễn Văn Dũng
Địa chỉ: khu dân cư Lại An Phan Thiết
Diện tích xây dựng 8m x10m, một trệt một lầu.
Nhà lợp ngói, hai mặt tiền
Thiết kế phong cách hiện đại hình khối gọn gàng
Gồm 3 phòng ngủ, 1 phòng khách, 1 phòng bếp ăn và sinh hoạt chung
Mặt bằng  công trình
 
Mặt bằng móng công trình
Các chi tiết kết cấu

1/Động thổ

bày biện bàn cúng


Đào móng bằng xe móc

Công tác chuẩn bị và động thổ trước khi thi công.
Cúng động thổ do chủ nhà cúng, nếu chủ nhà không hợp tuổi chọn người quen thân cúng thay.
Các thủ tục cúng: gồm lễ vật nhang đèn, cuốc. Việc dộng thổ mỗi người có quan điểm khác nhau.
Khi đã có ngày động thổ cần tiến hành bố trí điện nước cho công trình.

2/Nhà thầu
Chuyển vật tư thiết bị thi công đến công trình.




Vật tư thiết bị xây dựng


Nhà thầu cho làm kết cấu thép của móng dầm móng, cột



Đội thi công trước ngày động thổ cho dọn dẹp mặt bằng phát quang cây cối, để chuẩn bị cúng động thổ.
Sau đó nhà thầu tiến cho hành dựng láng trại, và chuyển thiết bị máy móc đến công trình thi công.
Các bước chuẩn bị như làm láng trại vận chuyển thiết bị. Chuẩn bị người coi kho, và các yêu cầu cần thiết để phục vụ cho thi công: nước uống, dây điện bóng điện…
Ngày tiếp theo tập kết vật tư, gồm xi măng, thép, đinh dây kẻm, đá 1x2, đá 4x6 cát đúc…
Nhà thầu sẽ tính toán khối lượng vật tư đủ cần để làm phần móng.
Tiếp theo cho máy đào đến móc phần đất cũ bỏ đi và đào phần móng theo thiết kế.

Định vị tim cột một cách chính xác. Căn dây bóp ke công việc này quan trọng! Nên lấy tim cột cẩn thận và chính xác nhớ dự phòng phần tô hoàn thiện. Nếu nhà thầu không có kinh nghiệm cũng sẽ quên mất phần trừ hao tô hoàn thiện sẽ xây lấn qua khu đất của nhà kế bên. Thường trừ hao 4cm-5cm.
Việc lấy ranh giới cho khu đất dựa theo sổ đỏ, lấy từ tim đường đo vào để xác định vị trí khu đất. Cẩn thận hơn nên nhờ quản lý dự án xây dựng hạ tầng đến để giao đất.

Đào móng

Lót đáy móng






Nên đào móng rộng để dể xây dựng, tránh sụp đất. Trong lúc đào móng việc gặp nước ngầm sẽ không thể tránh khỏi, vì vậy cần phải bơm hết nước ra khỏi hố móng. Sau đó làm vệ sinh cho đáy móng được khô ráo bằng cách đệm lớp cát sạch.
Ngày nay đào móng bằng máy đào, không dùng nhân công rất mất thời gian. Chi phí máy đào do nhà thầu thanh toán.

Đổ móng

Dùng nước rửa sạch móng và cột thép trước khi đổ móng. Kiểm tra thép được bố trí đúng quy cách theo thiết kế.


Đổ betong tay 


Đầm dùi kỹ



Sau khi phả mặt đáy móng cho đá 4x6 đầm với bêtông M75( độ cứng của bêtông) hay gọi là lăm le.
Nếu móng đơn hay móng nhà nhỏ thường đổ bê tông tay. Cách đổ đơn giản theo từng móng một. Trước khi đổ móng đảm bảo hố móng không có nước, tạp chất, hoặc cát làm bê tông mất đi chất lượng, để bị nước xâm thực cốt thép. Dùng đầm dùi rung cho bêtông lọt vào các khe tránh tình trạng bị rổng.
Những công trình lớn hoặc móng lớn như móng băng hoặc móng trên cọc thì cho tiến hành đổ bêtông tươi. Vừa nhanh vừa tiện lợi tránh tình trạng kéo dài sẽ làm phân tầng bêtông gây răn nứt
Sau khi đổ móng xong qua ngày sau cần bơm nước bảo dưỡng bêtông tránh răn nứt móng, tăng thêm độ cứng cho bê tông.
Vì móng là bộ phận quan trọng nhất của ngôi nhà nên cần bàn bạc phương án thi công trước với nhà thâu để đưa ra biện pháp thi công cách hợp lý tránh tình trạng đã rồi tới đâu hay tới đó.


Móng hoàn thiện

Móng hoàn thiện


Móng nhìn rất đẹp và chắc chắn

Công đoạn xây hầm phân



Hầm phân bố trí ngay khu vực nhà vệ sinh hoặc nơi nào tập trung các ống thoát phân. Thường nằm trong khu vực bếp.
Hầm phân nhà trung bình có kích thước 2mx3m sâu 2m. Hầm phân có 3 ngăn chứa lắng lọc. Đầu cuối hầm phân là hố ga thu nước trong thoát ra cống. Hầm phân chỉ để chứa phân nên không nên bố trí nước sinh hoạt vào hầm phân. Xà phòng và các chất hoá học sẽ làm phân không thể phân huy được.
Cần yêu cầu nhà thâu đi 2 ống thoát ra cống. Ống thoát phân và ống thoát nước sinh hoạt.








Xây hầm phân


Tô mặt ngoài hầm phân


chống thấm mặt trong của hầm phân


Hoàn thiện hầm phân
Hố ga thường có kích thước 0.8mx0.8mx0.8m hoặc lớn hơn để lắng cặn hoặc là nơi tập trung các ống thoát nước. Có nắp đúc BTCT đậy lại.
Sau khi xây dựng xong phần hầm phân tô hồ và đánh mặt bên trong chống thấm bằng hồ dầu.
Sau đó lấp đất chôn móng đầm chặt ổn định cho nền đất bên dưới nền nhà. Chuẩn bị đá chẻ xây phần kiềng móng
Kiềng móng có tác dụng bảo vệ và chắn đất trong nền nhà. Kiềng đảm bảo đất được nén chặt bên trong công trình.
Xây kiềng cần phải xây từ nền đất tư nhiên lên đụng đáy đà.


Thi công trọn gói tại Phan Thiết Kiến Trúc và Xây Dựng Đoàn Anh Quốc
Tags: