KINH NGHIỆM CHO GIA CHỦ KHI XÂY NHÀ.

11/10/2017 644 lượt xem Share
1. KINH NGHIỆM XÂY NHÀ.
- Các bước xây nhà gồm có: lập dự án, làm việc với kiến trúc sư, làm việc với nhà thầu, giám sát công trình, thi công nhà, nghiệm thu...
- Cho nên khi xây nhà ta cần học hỏi kinh nghiệm của tất cả các bước trên qua những người đã từng xây dựng nhà cửa, từ đó đúc kết cho mình những kinh nghiệm qúy báu và xác thực.
- Việc lên kế hoạch trước khi xây nhà rất cần sự tư vấn đầy kinh nghiệm của những người đi trước. Lập dự toán cho công trình nhằm đảm bảo tiến độ thi công.
- Kinh nghiệm khi làm việc với kiến trúc sư là đàm phán rõ ràng ngay từ đầu, nếu muốn thay đổi gì thì phải bàn bạc kỹ với họ, chứ không tự ý thay đổi một mình. Bạn nên nhờ kiến trúc sư tư vấn cả phần hoàn thiện như gạch màu gì, cửa loại gì, sơn màu gì...nếu vốn của bạn không hạn hẹp thì nên thuê luôn thiết kế nội thất để hoàn thiện luôn ngôi nhà cho bạn.
- Việc xem ngày giờ cũng khá quan trọng như ngày phá dỡ nhà, động thổ, cất nóc và nhập trạch...việc này bạn nên nhờ người có kinh nghiệm xem dùm.
- Việc chọn thợ cũng phải chọn kỹ. Có 2 hình thức là tính công và khoán.
+ Nếu tính công thì nên chọn người quen biết, có trách nhiệm và uy tín. Vì nếu không họ sẽ thong thả làm mà tiền công vẫn được tính đều đều. Công việc sẽ kéo dài so với dự kiến ban đầu. Và còn vấn đề nếu ở lại tại công trình thì phải nói rõ vấn đề điện nước, tránh trường hợp họ xài lãng phí.
+ Khoán: tiền công tính theo m2 sàn. Cứ lấy m2 sàn nhân với đơn giá là ra. Có 2 hình thức khoán: khoán toàn bộ và khoán công.
- Nên chọn được nhà thầu có uy tín, kinh nghiệm.
- Lựa chọn người giám sát thi công: nên chọn người có kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng. Cần thảo luận ngay từ đâu là nhờ vả hay thuê. Yêu cầu họ giám sát đúng với trách nhiệm của mình. Đề phòng vật liệu bị rút ruột, vì hầu hết ai cũng bị nếu không giám sát chặt chẽ.
- Khảo sát giá vật liệu là việc làm rất cần nhằm đảm bảo mình không bị nhà thầu làm giá cao. Sắt là vật liệu có giá thành mắc hơn so với các loại vật liệu khác, nên cần khảo giá nhằm tránh lãng phí tiền bạc của bản thân. Nên chọn vật liệu tốt có giá cả hợp lý.
- Nên trao đổi thật kỹ với các bên liên quan: thông báo với các nhà bên cạnh để họ biết mình sắp xây nhà, thợ đến làm có thể gây ồn ào, ngoài ra trong quá trình xây dựng cũng có thể ảnh hưởng đến xung quanh.
- Phá dỡ nhà cũ, xây móng: trước khi thuê đội phá dỡ bạn nên thõa thuận chi phí rõ ràng. Phá dỡ thì khoán, đào móng thì tính m2.
- Giám sát vật liệu: trong quá trình xây dựng bạn nên giám sát vật liệu và đội thi công, tránh trường hợp họ làm sai với bản thiết kế. Trường hợp bạn muốn thay đổi kết cấu của bộ phận nào đó thì cần hỏi những người có kinh nghiệm chứ không nên tự ý quyết định một mình. Nên nhắc nhở thường xuyên việc che chắn những khu vực mới xây dựng. Đối với xi măng thì cần để cách mặt đất, che mưa che nắng. Sắt thép thì làm đến đâu lấy về đến đó, vì vật liệu này khá mắc, nếu không cẩn thận sẽ bị thiệt hại nhiều. Nên mua dây xích khóa lại sẽ khó di chuyển đối với bọn trộm cắp.
- Về phần hoàn thiện bạn nên chú ý cách lựa chọn các loại đèn phù hợp cho từng khu vực. Công trình phụ như hệ thống điện nước nên chọn những thương hiệu tốt và bền, vì đường dẫn nước, điện thường làm âm tường, nếu sử dụng sản phẩm kém chất lượng sẽ hư hỏng và khó khăn trong công đoạn sữa chữa. Các thiết bị vệ sinh nên chọn hãng tốt và khảo sát giá cả thị trường, để tránh mua với giá quá mắc.
- Gạch ốp và lát phải hết sức cẩn thận, vì trong quá trình di chuyển dễ bị bể, khi ốp lát cần theo dõi để tránh trường hợp phải làm lại. Nên kiểm tra cẩn thận các vật liệu để đảm bảo sản phẩm đúng với hợp đồng đã chọn, tránh tình trạng đánh tráo để hưởng lợi nhuận.
- Về khâu thanh toán chi phí cần làm theo từng công đoạn, nếu đội thi công làm được 1/3 công trình thì mình sẽ trả ¼ tổng số tiền. Nên chắm sóc đội thi công một chút, vì chính họ sẽ quyết định chất lượng của công trình. Ngoài ra nên bồi dưỡng thêm một chút nhằm động viên tinh thần nhưng cũng cần phải khiêm khắc nhằm đảm bảo tiến độ thi công.

2, KINH NGHIỆM VỀ KIẾN TRÚC CHO GIA CHỦ KHI XÂY NHÀ
-Cách bố trí công năng là yếu tố được xem xét đầu tiên trong bức tranh toàn cảnh ngôi nhà. Gia chủ cần bày tỏ quan điểm thẩm mỹ của mình với thiết kế và thi công khi đưa ra yêu cầu chung cho toàn bộ căn nhà, theo phong cách sống của gia đình và theo tính cách của mỗi người, có không gian chung hòa hợp và có từng góc riêng.
-Một yếu tố khác cũng quan trọng không kém là lựa chọn màu sắc cho ngôi nhà. Sự phối màu hợp lý, khéo léo không chỉ tôn vẻ đẹp căn nhà mà còn giúp các thành viên trong gia đình có một không gian thoải mái trong chính tổ ấm của mình.
-Không gian đẹp trong kiến trúc không thể thiếu cây xanh, hồ nước, đóng vai trò kết nối kiến trúc với môi trường, giúp mang đến sự yên bình và sức sống cho ngôi nhà. Vì vậy, dù diện tích nhà nhỏ cũng nên dành một phần không gian thiết kế bằng cách sắp xếp cây xanh, giếng trời, hồ cá...để mang lại không gian thiên nhiên trong lành cho gia đình bạn.
-Tham khảo về phong thủy, màu sắc và nội thất đẹp, bạn sẽ dễ dàng tìm thấy thông tin khá đa dạng và phong phú trên internet.
-Xây nhà theo tiêu chí “tốt gỗ hơn tốt nước sơn” đã được ý thức từ xa xưa.
+Nhà đẹp phải thực sự khỏe, chắc chắn từ cấu trúc, để đảm nhận được sứ mệnh đúng nghĩa của một nơi che nắng, che mưa, sum họp gia đình. Trong đó, quan trọng nhất là phải có được sự chắc chắn bền vững theo thời gian, ngay từ phần móng, cần người có chuyên môn để đưa ra giải pháp làm móng nhà phù hợp. Quá trình làm móng nhà nên chọn lựa bê tông tươi chất lượng cao, nhà thầu buộc phải tuân thủ các phương pháp thi công và bảo dưỡng theo đúng tiêu chuẩn qui định.
+Yếu tố thứ hai là cột phải thực sự bền chắc, có khả năng chịu tải trọng mạnh mẽ.Đây là một trong những cấu kiện quan trọng bậc nhất, là các mốc liên kết chịu và truyền lực để duy trì sự bền vững của toàn bộ ngôi nhà. Hầu hết các nhà thầu chọn phương pháp tự trộn bê tông truyền thống cho hạng mục này vì số lượng ít và thời gian thi công lâu, tuy nhiên, phương pháp này sẽ khó đảm bảo chất lượng và cường độ vì nhiều yếu tố: nguyên vật liệu cát, đá, nước… không được kiểm soát, chọn lọc..
+Tiếp đó, làm thế nào để nhà xây xong không bị rạn nứt sàn, vách, mái về sau, đòi hỏi người thi công phải hết sức chú ý trong quá trình bảo dưỡng bê tông sau khi đổ. Thời gian bảo dưỡng càng lâu càng có ích, trung bình từ một tuần trở lên. Cần sử dụng sản phẩm bê tông tươi có khả năng chịu lực tốt. Đặc biệt, đối với những hạng mục có môi trường thường xuyên ẩm ướt, cần lưu ý đến cường độ và khả năng chống thấm là B4 hoặc B6.
                                                                                                                                                  Sưu tầm.

 

Tags: