Khái niệm cấu tạo mái nhà và yêu cầu khi thiết kế mái. 18/09/2017 2430 lượt xem Share Mái nhà là một bộ phận bao che và chịu lực, vị trí nằm trên cùng của ngôi nhà. Đây cũng là bộ phận tiếp tục của tường và có cấu tạo giống như một sàn có khả năng chống thấm và cách nhiệt cao. Yêu cầu thiết kế mái: Mái nhà cần phải bảo đảm 2 yêu cầu đặc trưng của kết cấu chịu lực và kết cấu bao che. Bao gồm: - Kết cấu chịu lực: Mái nhà cần phải chịu được tác động của tải trọng tĩnh và tải trọng động. Trong đó, tải trọng tĩnh bao gồm tải trọng của bản thân phần mái, tải trọng của lớp lợp, tải trọng của kết cấu đỡ lớp lợp. Còn tải trọng động sẽ bao gồm các yếu tố bên ngoài tự nhiên tác động như sức gió, tuyết,...- Kết cấu bao che: Yêu cầu chính là chống thấm dột, che mưa nắng, cách nhiệt, giữu nhiệt .. bao che và bảo vệ cho ngôi nhà khỏi những tác động xấu của tự nhiên. Ngoài những yêu cầu về mặt cấu tạo trên, khi thiết kế- xây dựng, chủ đầu tư đặc biệt còn quan tâm những yêu cầu về mặt thẩm mỹ, tuổi thọ cũng như các yếu tố về mặt chi phí để hoàn thiện được phần mái một cách hoàn thiện nhất.Cấu tạo mái nhà Khác với cấu tạo mái bằng giống như mẫu nhà 3 tầng hiện đại 100m2. Ở đây, chúng tôi đang muốn nói đến cấu tạo của loại mái dốc bao gồm 2 phần chính : Lớp lợp và kết cấu đỡ tấm lợp. - Kết cấu đỡ tấm lợp ( Hay còn gọi là sườn mái) : bao gồm tường thu hồi, vỉ kèo , bán kèo, hệ thống giằng vỉ kèo và xà gồ. - Phần lớp lợp bao gồm: Đối với mái ngói là cầu phong, li tô, ngói. Còn với mái lợp phibro ximang là tấm lợp phipro ximang. Mái lợp tôn là tấm lợp tôn. Cấu tạo mái nhà- Chi tiết các bộ phận mái.Đầu tiên, đối với kết cấu đỡ tấm lợp trong cấu tạo mái nhà, các chi tiết như sau:- Tường thu hồi: Là loại kết cấu đơn giản, lợi dụng tường ngang chịu lực để xây thu hồi làm kết cấu chịu lực. Tường thu hồi được xây theo độ dốc của mái, tường thu hồi đầu biên xây 220. Tường thu hồi giữa xây 105. Để tăng cường khả năng chịu lực cho tường thu hồi cần phải bổ trụ, khoảng 2000m2 nên bổ 1 trụ và tại các vị trí gác xà gồ. Khoảng cách giữa 2 tường thu hồi không quá 4000, nếu lớn hơn nên dùng kết cấu vỉ kèo.- Vỉ kèo: Vỉ kèo có chất liệu bằng gỗ, thép, bê tông cốt thép. Đặc biệt, đối với những mẫu nhà cấp 4 truyền thống, được xây dựng ở các khu vực nông thôn, từ xưa cho đến nay chất liệu vỉ kèo được sử dụng phổ biến là vỉ kèo gỗ. Cũng có thể kết hợp giữa các vật liệu gỗ, thép tuỳ thuộc vào kinh phí và yêu cầu của chủ nhà. Cấu tạo mái nhà: Vỉ kèo gỗ- Hệ thống gằng vỉ kèo: Nhằm liên kết giữa các vỉ kèo khung thông qua xà gồ mái, đảm bảo truyền các lực tác động lên mái theo phương dọc nhà về các giằng đứng cột. - Xà gồ là gì: Xà gồ là một cấu trúc ngang trong một mái nhà. Xà gồ có chức năng chống đỡ tải trọng của phần mái và vật liệu lợp và được hỗ trợ bởi các vỉ kèo gốc hoặc các bức tường xây dựng, dầm thép. Xà gồ có thể làm bằng gỗ, sắt hộp....Xà gồ sắt hộpXà gồ thường đặt ở 3 vị trí: + Xà gồ nóc được đặt ở đỉnh kèo, đặt thẳng đứng.+ Xà gồ giữa: được đặt ở mắt kèo, đặt nghiêng theo mặt kèo.+ Xà gồ biên: được đặt ở chân kèo, đặt thẳng đứng.Thứ 2: Đối với kết cấu bao che: Phần lớp lợp :- Cầu phong: là các thanh gỗ có tiết diện hình chữ nhật hoặc hình vuông, đặt vuông góc với xà gồ .- Li tô: Là các thanh gỗ , được đóng vuông góc với cầu phong để mắc ngói khi lợp. Khoảng cách giữa 2 li tô phụ thuộc vào kích thước viên ngói. - Ngói: Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại ngói, ngoài ngói bạn hoàn toàn có thể lựa chọn những vật liệu hoàn thiện khác như tôn, hay phipro ximang để tiết kiệm chi phí khi làm mái. Ngói được buộc vào li tô bằng giây thép để chống gió tốc hoặc xô ngói. Ngói bò, ngói rìa,... cũng là một phần cấu tạo lên mái nhà hoàn thiện và thẩm mỹ cao hơn. H.Linh - Sưu tầm và chọn lọc. Tags: