Hướng dẫn thi công móng cọc

14/09/2017 1157 lượt xem Share
Móng là một kết cấu quan trọng của công trình xây dựng. Đặc biệt với các công trình cao tầng như các khu chung cư, khách sạn…thì đòi hỏi móng phải có khả năng chịu được tải trọng lớn. Trong khi đó các loại móng thông thường còn đáp ứng được những yêu cầu này. Vì vậy trong bài viết hôm nay công ty chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn thi công móng cọc bê tông qua bài viết dưới đây.
Móng cọc là gì?
Móng cọc được xem là một loại móng sâu, chúng thường được dùng khi tải trọng công trình lớn hoặc lớp đất tốt nằm sâu dưới lòng đất. Nhiệm vụ của móng cọc là truyền tải trọng từ công trình xuống các lớp dưới đất và xung quanh nó.
Móng cọc là một trong những loại móng được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay. Người ta có thể đóng, hạ những cây cọc lớn xuống các tầng đất sâu. Nhờ đó làm tăng khả năng chịu tải trọng lớn cho móng.
Móng cọc.
Cấu tạo của móng cọc:
Gồm có hai bộ phận chính đó là:
-Cọc: là kết cấu có chiều dài lớn so với bề mặt rộng tiết diện ngang. Được đóng hay thi công tại chỗ vào lòng đất, đá, để truyền tải trọng công trình xuống các tầng đất đá, sâu hơn nhằm cho công trình bên trên đạt được yêu cầu của trạng thái giới hạn quy định.
-Đài cọc: là kết cấu dùng để liên kết các cọc lại với nhau và phân bố tải trọng của công trình lên trên các cọc.
Hình ảnh cọc và đài cọc.
Phân loại cọc:
Có nhiều cách phân loại khác nhau:
-Theo vật liệu: cọc gỗ, cọc tre, cọc cử tràm,…cọc bệ tông cốt thép. Cọc thép, cọc cát, cọc xi măng đất.
-Theo đài cọc: cọc đài thấp, cọc đài cao. Móng băng cọc, móng bè cọc…
-Phân loại theo chiều dài cọc: cọc ngắn chiều dài dưới 6m. Cọc vừa chiều dài khoảng 20-25m. Cọc dài trên 25m có thể tới 50, 60m hoặc hơn nữa.
-Theo hình dạng cọc: cọc ống, cọc đặc, cọc bê tông cốt thép thường và cọc bê tông cốt thép dự ứng lực.
-Theo cách chế tại: cọc bê tông cốt thép đúc sẵn và cọc bê tông cốt thép đổ tại chỗ,..
Cọc bê tông cốt thép tại chỗ có thể chia ra làm 2 loại:
+Cọc nhồi ( cọc khoan nhồi), cọc khoan nhồi tiết diện nhỏ
+Cọc barrette
-Theo biện pháp thi công: cọc đóng, cọc ép
Hướng dẫn thi công móng cọc
Để thi công móng cọc được tốt thì các bạn cần lưu ý những điểm sau
1.Chọn cọc
  • Căn cứ điều kiện địa chất của công trình xây dựng để chọn cọc phù hợp.
Đây sẽ là nhân tố mà các bạn phải xem xét đầu tiên, cũng là vấn đề tương đối phức tạp. Bởi khi chúng ta căn cứ được vào điều kiện địa chất thực tế của công trình mà chúng ta thi công thì chúng ta sẽ lựa chọn được loại cọc thích hợp. Cọc được chọn phải kinh tế, hữu hiệu nhất trong điều kiện địa chất cụ thể. Phù hợp với yêu cầu kết cấu, có khả năng chịu lực và chịu lún. Cọc được chọn phải thi công được trong điều kiện địa chất của công trình.
  • Đặc điểm kết cấu.
Hình thức  kết cấu, bước cột ở tầng trệt (gian rộng), mối quan hệ tầng cao thấp, cùng với độ cứng và tải trọng của nhà cao tầng đều phải được xem xét rất kỹ khi lựa chọn loại cọc.
  • Kỹ thuật thi công và điều kiện môi trường.
Bất kỳ một loại cọc nào cũng bắt buộc phải dùng đến thiết bị thi công cơ giới chuyên dụng và một quá trình công nghệ thi công nhất định mới có thể thực hiện được. Do đó, trong những điều kiện địa chất và điều kiện môi trường đã xác định, loại cọc được lựa chọn cần xem xét đã tận dụng năng lực thiết bị và kỹ thuật hiện có để đạt được các mục tiêu về đường kính và độ sâu hay không, mặt khác điều kiện môi trường của hiện trường có cho phép công nghệ thi công ấy được tiến hanh thuận lợi hay không, những vấn đề này đều phải được tính toán cho kỹ, nếu không thì loại cọc được lựa chọn sẽ không thể biến thành hiện thực được và cũng không hợp lý.
  • Hiệu quả kinh tế kỹ thuật.
Lựa chọn cuối cùng về loại cọc còn phải phân tích luận chứng về kinh tế kỹ thuật toàn diện đối với phương án thiết kế. Nếu chỉ nhìn về khả năng chịu lực của cọc hoặc giá thành của môt cây cọc mà bỏ qua lợi ích kinh tế tổng hợp của cả công trình, hoặc chỉ xét đến tiến độ thi công mà bỏ qua ảnh hưởng môi trường và hiệu ích xã hội thì cũng đều không thể chọn ra được loại cọc thực sự hợp lý.
2.Thi công
Khi thi công móng cọc trong các công trình thì các bạn nên sử dụng loại máy khoan ép cọc bê tông để đảm bảo đúng kỹ thuật. Thi công cọc trong đất sét khác với đất cát và khác với cọc trong đá. Ngoài ra chiều sâu ngâm cọc cũng ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng chịu tải của cọc…
Chúng tôi hi vọng rằng với những chia sẻ ở trên các bạn đã có thêm một số kinh nhiệm để có thể thi công các công trình đòi hỏi khả năng chịu tải lớn được tốt hơn.
                                                                                                                 H.Linh - Sưu tầm và chọn lọc.
 
 
 

Tags: