Hướng dẫn thi công móng bè

14/09/2017 815 lượt xem Share
Móng bè bê tông được xem là một loại móng nông, thường được dùng ở nơi có nền đáy yếu, sức kháng nền yếu dù không có nước hoặc do yêu cầu cấu tạo của các công trình. Các bạn có thể thấy được loại móng này ở một số công trình như tầng hầm của các ngôi nhà, kho, bể vệ sinh, bồn chứa nước, hồ bơi, nhà cao tầng có kết cấu chịu lực nhậy lún lệch, lún không đều.

Móng bè.
Cấu tạo của móng bè
Chúng ta thường gọi bè hay đài cọc bê tông. Với nhiệm vụ liên kết và phân phối tải trọng từ chân kết cấu cho các cọc, đồng thời chuyển một phần tải trọng xuống nền đất tại vị trí tiếp xúc giữa đáy bè và đất nền.
Hình dạng của móng bè
  • Bản phẳng
             +   Chiều dày của bản được chọn e=(1/6)1
             +   Với khoảng cách giữa các cột 1<9m
             +   Tải trọng khoảng 1.000 tấn/cột
  • Bản vòm ngược
             +   Sử dụng khi có yêu cầu về độ chịu uốn lớn
             +   Đối với các công trình không lớn, bản vòm có thể cấu tạo bằng gạch đá xây
             +   Bê tông với e=(0,031+0,30)m
             +   Độ võng của vòm f=1/7 1 ~ 1/10 1
  • Kiểu có sườn
             +   Chiều dày của bản được chọn e=(1/8)1 ~ (1/10)
             +   Với khoảng cách giữa cột 1>9m
             +   Hình thức cấu tạo theo 2 cách:
                    a)    Sườn nằm dưới có tiết diện hình thang (khả năng chống trượt gai tăng)
                    b)    Sườn nằm trên bản
  • Kiểu hộp
             +   Loại móng bè có khả năng phân bố đều lên nền đất những lực tập trung có tác động lên nó
             +   Có độ cứng lớn nhất và trọng lượng nhẹ
             +   Tuy nhiên, có nhược điểm là phải dùng nhiều thép và thi công phức tạp
             +   Giải pháp móng áp dụng cho nhiều tầng
             +   Nhà cao tầng có kết cấu khung chịu lực nhậy lún không đều (lún lệch)
Ưu điểm khi thi công móng bè bê tông

So với các loại móng khác thì loại móng này có nhiều ưu điểm hơn:
  • Khi chịu lực tải trọng lớn, độc cứng lớn
  • Không gian tự do thông thoáng thuận lợi cho việc bố trí tầng hầm
  • Liên kết giữa bè và kết cấu chịu lực bên trên như vách
  • Cột có độ cứng lớn phù hợp sơ đồ làm việc của công trình
  • Các công trình cao tầng của nước ngoài thường sử dụng giải pháp móng bè cọc
  • Chủ yếu là móng bè trên cọc nhồi và cọc barrette
  • Chiều cao móng bè thường >2m
Lưu ý khi thi công móng bè bê tông
Khi thi công móng bè các bạn cần lưu ý là để điều chỉnh lún không đều có thể làm bè với chiều dày thay đổi. Các cọc làm nhiệm vụ truyền tải trọng xuống nền đất dưới chân cọc thông qua sức kháng mũi và vào nền đất xung quanh cọc thông qua sức kháng bên.
Có thể bố trí cọc đài thành nhóm hay riêng rẽ. Bố trí theo đường lối hay bố trí bất kì tùy thuộc vào mục đích của người thiết kế, nhằm điều chỉnh lún không đều, giảm áp lực lên nền ở đáy bè hay giảm nội lực trong bè.
Một số sai lầm khi thiết kế thi công móng bè:
Các quan điểm thiết kế móng bè ở nước ta thường coi toàn bộ tải trọng công trình do các cọc tiếp nhận. Đóng góp của đài cọc thường bị bỏ qua, kể cả khi đáy đài tiếp xúc với đất nền. Đây là quan điểm thiết kế rất thiên về an toàn, vì thực tế đài có truyền một phần tải trọng xuống đất nền.
Quan điểm trên có thể áp dụng khi thiết kế những nhóm cọc nhỏ, có kích thước đáy đài không đáng kể so với chiều dài cọc. Vì khi ấy vùng ứng suất tăng thêm trong nền do áp lực đáy đài gây ra nhỏ, ít ảnh hưởng đến sự làm việc của các cọc.
Tuy nhiên, nếu bỏ qua sự làm việc của bè khi thiết kế móng bè – cọc (có kích thước đáy đài đáng kể so với chiều dài cọc) sẽ dẫn đến sự mô tả không đúng sự phân phối tải trọng lên các cọc và độ lún của móng.
                                                                                                              H.Linh - Sưu tầm và chọn lọc.


Tags: