Ép cọc nhà phố khu dân cư Thương Mại Bắc Phan Thiết - Quy trình ép cọc.

07/03/2014 5969 lượt xem Share

Quy trình ép cọc.
Hôm nay là ngày thư 2 của việc ép cọc nhà chú Đức xây dựng trên khu trung tâm Thương Mại Bắc Phan Thiết. Công việc diễn ra suôn sẻ thuận lợi.

Công trình được thiết kế và giám sát tác giả bởi công ty Đoàn Anh Quốc, có quy mô xây dựng một trệt một lầu.


 

Việc chuẩn bị mặt bằng bao gồm việc làm sạch, phát quang mặt đất, vận chuyển phế thải đổ đi. Sau khi chuẩn bị mặt bằng, đội thợ ép cọc bắt đầu vào công tác làm nền móng.


 

 

- Đối với đất khu dân cư trung tâm Thương Mại Bắc Phan Thiết này có lịch sử là nền đất ruộng san lấp phân lô, nên nền đất rất yếu, cần thực hiện việc ép cọc bê tông cốt thép. Công trình này kỹ sư đã sử dụng loại cọc có tiết diện 250x250, mỗi cọc có chiều dài là 10m, bao gồm một đoạn thân và một đoạn mũi cọc. Hiện nay cọc bê tông thường được đúc và bán sẵn vận chuyển đến công trường bằng xe tải, sau đó dùng máy cẩu lên và ép xuống đất. Có hai loại máy ép cọc là máy ép neo và máy ép tải. Ép neo đạt tải trọng thấp (khoảng 20 - 40 tấn/đầu cọc), phù hợp với các công trình quy mô nhỏ, ép tải đạt tải trọng cao hơn (trên 40 tấn/đầu cọc), phù hợp với các công trình quy mô lớn hơn. Hiện nay loại máy ép thường không sử dụng nguồn điện công suất điện 3 pha nữa, mà được chạy bằng máy dầu cũng rất tiện lợi cho việc thi công cọc ép.
Công trình được công ty  Đoàn Anh Quốc thiết kế tải trọng chỉ 60 tấn/đầu cọc. Tùy theo mỗi công trình mà có tải trọng cọc khác nhau.





 -Khi vận chuyển cọc đến chân công trình, chủ nhà cần tiến hành kiểm tra tại hiện trường chất lượng của bê tông và thép theo hình thức ngẫu nhiên để tránh trường hợp cọc không đủ tiêu chuẩn làm ảnh hưởng đến chất lượng của công trình xây dựng.

 

 



-Khi ép cọc xuống đất, do địa chất nền đất không đồng đều, nên có chỗ cọc xuống sâu, chỗ xuống nông, nên xảy ra hai tình huống là ép âm và ép dương. Cần làm rõ giá cả với nhà thầu trong mỗi tình huống ép âm hoặc ép dương, hoăc cho tiến hành ép thử trước để chọn chiều dài cọc cho phù hợp tránh lãng phí.



-Chủ nhà cũng cần theo dõi tải trọng đồng hồ máy ép và ghi lại để đối chiếu trong hồ sơ thiết kế nền móng do bên tư vấn xây dựng cung cấp, Cũng cần yêu cầu đơn vị ép cóc ép thực hiện tốc lực ép chậm để dể kiểm soát, ...

- Một lưu ý về việc ép cọc bê tông nói riêng và việc làm móng nói chung là các công việc khoan ép vào lòng đất rất dễ gây ảnh hưởng đối với các khu đất và nhà cửa lân cận. Nên thực hiện hướng ép cọc theo chiều và cách nhà kế bên một khỏang 50cm trở lên, sao cho phần đất bị nén đẩy không hướng về bất kỳ nhà cửa hay vật kiến trúc nào. Cũng làm rỏ vấn đề này trong hợp đồng ép cọc. Cụ thể chủ nhà nên tham vấn ý kiến của người có chuyên môn. 





   
Hồ sơ thiết kế chi tiết cọc nhà ở gia đình.

 
- Khi ép xong cọc, thì tiến hành giao lại cho nhà thầu thi công phần đập đầu cọc và đổ các đài móng để liên kết các đầu cọc, các đài móng lại liên kết với nhau thành một hệ khung vững chắc thông qua các dầm móng. Việc làm móng bao gồm các công việc sau theo thứ tự: đan thép, ghép cốp pha, đổ và đầm bê tông, chờ bê tông ngưng kết, rút cốp pha, xây tường móng. Đây là công việc của nhà thầu, tuy nhiên chủ nhà nên phối hợp với giám sát công trình, theo dõi và chỉ đạo thợ thực hiện theo đúng bản vẽ kỹ thuật.

 

 

 

Tags: