Chống thấm trần, sàn, tường, mái

18/09/2017 838 lượt xem Share
Do thời tiết khí hậu nhiệt đới của nước ta nóng ẩm mưa nhiều nên hầu hết các công trình bị thấm dột rất nhiều. Sàn nhà, tường nhà, trần nhà bị nứt, kèm theo đó là hiện tượng thấm nước qua tường làm cho độ ẩm trong nhà lớn gây ẩm mốc, bong tróc, thấm nhà vệ sinh, thấm ban công - sênô máng nước, chất lượng công trình bị xâm hại nghiêm trọng, khiến gia chủ vô cùng khó chịu, lo lắng. Làm sao để giải quyết dứt điểm, triệt để tình trạng thấm dột này?
Chống thấm tường
Mảng tường hai bên vách hông thường là mảng tường lớn ( >4m) thường xuyên xảy ra nứt tường, nứt chân chim, nên bị thấm từ ngoài vào. Khi xây dựng cần chia nhỏ ô tường <4m bằng cách bổ sung cột và đà giằng tường BTCTvà xây tường gạch đúng kỹ thuật, miết hồ đầy đặn vào mạch hồ. Vữa xi măng phải được trộn đúng mác và thật đều, xáo với nước thật kỹ trước khi xây. Xây xong cần bảo dưỡng tường thường xuyên tránh bị nhiệt độ tường khô cứng nhanh dễ gây nứt. Trước khi trát tường cũng phải tưới nước giữ ẩm thích hợp nhất là và mùa nắng để tránh hồ bị đông kết nhanh lại gây nứt tường. Tiếp tục bảo dưỡng tưới nước sau khi trát xong,... 

Hình ảnh chống thấm tường.
Cách khắc phục tường nứt có nhiều cách: sử dụng phụ gia có chất kết dính gốc nhựa tương đương pha với nước giống hồ dầu quét lên bề bặt tường bị nứt chân chim sau khi được làm sạch, trộn phụ gia với cát vàng và nước giống như hồ vữa trám vào những vết nứt lớn sau khi được đục rộng tối thiểu 1cm. Có thể làm sạch tường bị nứt chân chim rồi dùng keo chống thấm làm đúng quy trình có cả lớp lót chống kiềm sau đó sơn hòan thiện bảo vệ giống như sơn mặt tiền, hoặc có thể sử dụng loại keo không màu có khả năng chống thấm rất tốt và chịu nhiệt cao sẽ khắc phục tốt tình trạng thấm tường...
Chống thấm trần, sàn nhà 
Những nơi bị thấm như ban công, sênô, sàn vệ sinh,... đa phần do công tác chống thấm không đúng qui trình và do người thợ thiếu cẩn thận trong khâu bảo quản lớp chống thấm chính. Những vị trí cần chống thấm trước nhất phải rất cẩn thận trong công tác bê tông lúc đổ tại vị trí đó được đầm chặt thật kỹ, hôm sau phải được ngâm nước xi măng để có thể lèn vào những kẻ hở của bê tông chưa được đầm chặt. Lớp chống thấm chủ lực là lớp phụ gia chống thấm được quét trực tiếp lên bề mặt bê tông tối thiểu 3 lớp và quét đúng qui trình của hãng chống thấm qui định. Sau đó là lớp hồ phải được pha với phụ gia để cán hồ bảo vệ cũnhg như tạo dốc tránh bị đọng nước, tiếp tục là lớp chống thấm lên mặt hồ cũng quét trình tự 3 lớp, cuối cùng có thể là lát gạch hoặc quét hồ dầu bảo vệ nếu là sênô-máng nước,...
Để chống thấm sàn cách làm an toàn nhất là ta đục hết phần hồ lên lấy lại bề mặt bê tông, có vết nứt thì dùng máy cắt gạch làm rộng vết nứt, vệ sinh sạch sẽ toàn bộ, xì khô, nhét keo chống thấm vào vết nứt. Thời gian để keo khô 2-4h, đợi keo khô trộn phụ gia chống thấm cùng xi măng quét lên bề mặt. Bước tiếp theo là trộn xi măng, cát vàng, phụ gia chống thấm láng lại bề mặt rồi lát lại nền như cũ. 
Chống thấm dột mái
Mái tôn phải được lợp với độ dốc >= 10% chiều dài mỗi mái, phần giáp mí các tấm tôn phải là 2 sóng tương đương 17cm, kiểm tra hướng gió chính của căn nhà mà lợp tôn xuôi theo hướng gió tránh bị rò nước khi mưa va gió lớn. Vít bắn tôn được bắn ở sóng dương và xử lý silicon đầu vít cẩn thận, không được đi trực tiếp lên tôn trong lúc thi công tránh bị cong vênh dẫn đến dột nước vào nhà.
Trường hợp con lươn của mái tôn là điều thường hay mắc phải, người thợ thường hay xây con lươn hai bên mái tôn bằng gạch và tô hồ rồi chống thấm lên con lươn đó. Luôn luôn xảy ra hiện tượng nứt lươn và thấm nước vì xây gạch không chịu được tác động của nhiệt và dao động của mái tôn làm cho con lươn tách khỏi vách hông nhà kế cận, nước sẽ lèn vào đó xuống trần nhà bên trong.
Đã làm lươn cho mái thì phải bằng bê tông cốt thép nếu sử dụng đá mí cho bê tông là tốt nhất. Tuy nhiên tất cả những trường hợp giáp nhà kế cận ta phải sử dụng tôn phẳng rộng khoảng 50cm chiều dài theo mái nhà bắt đinh vít hoặc dùng keo kết dính vào thành nhà cao hơn phủ qua mái nhà thấp hơn. Sau đó xử lý bằng silicon thật kỹ mí tôn bắn vào thành nhà sẽ rất an toàn cho việc chống nước lèn vào kẽ hở giữa 2 nhà.
Để xử lý những nơi tôn bị dột phải kiểm tra thật kỹ tình trạng tôn mục thủng ở mức độ nào hay do lợp sai quy cách. Nếu sai quy cách bắt buộc phải tháo dỡ và lợp lại theo đúng quy cách. Nếu do tôn quá tuổi mức độ thấp có thể dùng keo silicon bắn vào những lỗ tôn thủng nhỏ, thủng lớn hơn có thể thay tôn cục bộ tấm đã mục nát.
Chống thấm mốc và bong tróc chân tường
Chân tường ờ nhiều vị trí như: chân tường tầng trệt, tường nhà vệ sinh, tường hồ nước, tường tầng hầm...Thông thường nguyên nhân chính là do bản thân tường gạch có độ thẩm thấu cao và người thợ không xử lý chống thấm cho những nơi tường sẽ hút ẩm, giữ nước do tác động của bên kia tường nhà có chứa nước.
Cụ thể với trường hợp chân tường tầng trệt hầu hết đều bị thấm ẩm sau thời gian ngắn sử dụng.
Nguyên nhân: chân tường không được xây bằng gạch thẻ cao 50cm tính từ mặt nền trệt và không xử lý chống thấm chân tường. Vì vậy chân tường đã hút ẩm ngược từ nến đất và giữ ẩm làm cho lớp vữa và bột trét sơn nước bị thấm dẫn đến bong tróc và nấm mốc.
Khắc phục: cạo hết lớp sơn hoặc cả lớp vữa bị bong tróc, làm vệ sinh sạch sau đó trát lại lớp vữa xi măng đúng kỹ thuật. Tiếp theo sau khi tường đã khô ta sử dụng chất chống thấm ngược ( hiện thị trường rất phổ biến chất chống thấm ngược) quét 3 lớp vào chân tường cao tối thiểu 50cm. Khi lớp này khô ráo ta tiếp tục bả bột trét và sơn nước như mới. Chân tường sẽ được bảo vệ tốt theo thời gian nhờ vào lớp chống thấm đó. Tương tự như thế cho những vị trí khác.
                                                                                                                    H.Linh - Sưu tầm và chọn lọc.
 

Tags: