Lựa chọn loại cọc nào cho công trình xây dựng. 09/03/2013 3703 lượt xem Share Một số chủ nhà trước khi xây dựng rất phân vân trong gian đoạn này. Vì qua nhiều lần và gặp nhiều đơn vị thi công để tư vấn có nơi đề nghị loại móng cọc bê tông, nơi khác đề nghị khoan cọc nhồi, nơi bảo đóng cừ tràm là đủ… Vì vậy việc chọn giải pháp móng cần phụ thuộc vào địa chất tại khu vực đất xây dựng. Sau đó kỹ sư sẽ dựa vào tải trọng công trình mà đưa ra giải pháp thi công móng cóc cho phù hợp. Thường thì khu dân cư Hùng Vương và Đông Xuân An thành phố Phan Thiết là nền đất bồi nên không ổn định, đất qúa khứ là ruộng muối nên việc xây dựng cần có sự tính toán của kỹ sư để đưa ra giải pháp móng vừa yên tâm cho chủ nhà vừa mang tính tiết kiệm phù hợp. Một phần đưa ra giải pháp bền vững hạn chế nhiễm mặn cho phần móng… Để phân biệt ưu nhược điểm của từng loại móng cọc ta dựa vào những phân tích sau đây : Cừ tràm: giá thành cao Với nhu cầu xây nhà dân dụng tải trọng công trình không lớn lắm có thể chọn giải pháp móng đơn hay móng băng. Cừ tràm phải đóng xuống dưới mực nước ngầm, cừ ngâm trong nước mới vững bền. Nhược điểm sử dụng cừ tràm phải đào sâu 1,8 - 2,2m nên dễ ảnh hưởng đến các công trình lân cận. Tiếp đến là phải vận chuyển đổ bỏ lượng lớn đất và khối lượng bê tông cốt thép đúc xuống cũng lớn. Lưu ý: Khi làm móng băng, móng đơn với cọc cừ tràm phải đắp lại bằng cát để công trình bảo đảm chất lượng, không thể lấp lại bằng bùn đất. Giá cừ tràm không thấp, hiện khoảng 18.000đ/cây đạt chất lượng 5m. Như vậy giá thành công trình cao mà chưa hẳn bảo đảm kết cấu công trình, nhất là những khu vực địa tầng có chiều dày lớp đất ruộng. Cọc nhồi: đòi hỏi kỹ thuật cao Móng cọc loại này còn mới mẻ với thị trường Phan Thiết vì xây dựng nhà cao tầng chưa nhiều. Quy trình làm cọc nhồi là khoan tạo lỗ, đặt lồng thép xuống và đổ bê tông trực tiếp vào. Ðể thi công nhà dân dụng, cọc có đường kính nhỏ, từ 30 - 40cm và có quy trình thi công như cọc nhồi đường kính lớn thường thực hiện cho cầu hoặc nhà cao tầng. Trong năm nay, tại Phan thiết có nhiều công trình đang sử dụng loại cọc này, như một số công trình ở đường Tôn Đức Thằng và công trình đang thi công tại đường Thủ Khoa Huân. Sử dụng phương pháp này sẽ đạt hiệu quả và kinh tế cao; không ảnh hưởng những công trình lân cận; thi công được trên mọi địa hình như nhà chật, hẻm sâu, độ lệch tâm nhỏ. Thi công được ở mọi địa tầng và không cần khảo sát địa chất trước. Sức chịu tải, tính toán của cọc nhồi lớn. Tuy vậy, phương pháp này vẫn có các khuyết điểm như thi công chậm; đơn vị thi công đòi hỏi phải có kỹ thuật và kiến thức để phân tầng bài bản. Nếu không, đúc trực tiếp trong lòng đất như vậy có thể làm thân cọc bị rỗng. Nhược điểm nữa là mặt bằng thi công bị nhầy nhụa, sình lầy vì phải khoan sâu. Mỗi loại cọc có ưu, nhược điểm riêng tùy địa hình và điều kiện thi công. Không chọn đúng giải pháp thì công trình có thể tăng gấp đôi ba lần cho chi phí móng cọc mà lắm khi nhà còn bị lún nghiêng. Cọc ép: khó thi công Cọc vuông bằng bê tông cốt thép đúc sẵn nên có thể kiểm tra được chất lượng cọc. Kích cỡ trung bình 25x25cm, dài khoảng 11m. Ưu điểm là thi công nhanh, gọn, biết được sơ bộ tải trọng khi ép cọc và giá thành không cao, khoảng 160.000 - 170.000đ/m cọc. Giá thành tổng thể, tùy vào số lượng cọc nhiều hay ít hoặc phải đóng sâu bao nhiêu. Nhược điểm là không thi công được ở những nơi đường chật hẹp, vướng đường dây điện giăng hoặc phải đi qua đường cống. Vì xe cẩu, thiết bị, vật tư có tải trọng nặng cả 100 tấn tải và độ cao. Thi công cọc ép cần phải có tài liệu địa chất tại nơi xây dựng để xác định chiều sâu chôn cọc. Nhà dân dụng trong các khu vực xây chen thì độ lệch tâm giữa cọc và khuôn viên đất thường phải lớn hơn hay bằng 0,7m; nên phải làm đà giằng lớn và chi phí sẽ cao hơn. Cọc ép neo: thi công chậm Là cọc ép nhưng thi công bằng phương pháp dùng neo để níu cọc âm xuống đất thay vì phải dùng các cục tải ép cọc xuống. Cọc ép neo khắc phục được nhược điểm của cọc ép: thi công được những nơi chật hẹp, đường hẻm nhỏ. Tuy nhiên, giá thành cao, thường hơn hay bằng khoảng 190.000đ/m cọc; chiều dài mỗi đoạn cọc ngắn, từ 2,5 - 4m và thi công chậm. Ðiểm yếu cơ bản là sức chịu tải của cọc rất nhỏ, vì đối trọng của ép neo không bằng ép bằng những cục tải; thường chỉ bằng 1/2 - 2/3 của cọc ép thường. Do đó, cần lưu ý khi chuyển từ cọc ép sang cọc ép neo phải xem lại thiết kế và kết cấu móng để có thể gia tăng cọc tại một lỗ móng cột. LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI Công ty TNHH Kiến trúc Xây dựng Đoàn Anh Quốc Địa chỉ: F38 Từ Văn Tư (nối dài), Phan Thiết, Bình Thuận Điện thoại: 0252 3739 734 - 0917717379 Email: kientrucdaq@gmail.com www: doananhquoc.com Tags: