Cách Dựng Đòn Dông Cho Nhà Ở

20/07/2016 18270 lượt xem Share
Trong dân gian xưa đến nay vẫn lưu truyền khá nhiều những kiêng kỵ liên quan đến việc làm mái nhà, như kiêng “góc ao đao đình”, kiêng nhà mình bị đòn dông nhà khác chĩa sang, xem ngày gác đòn dông, đếm số đòn tay khi lợp mái… Nội dung các kiêng kỵ ấy ảnh hưởng ra sao theo quan điểm khoa học Phong thủy và trong kỹ thuật xây dựng hiện đại? Những thông tin sau đây có thể giúp bạn hiểu 1 chút về cách dựng đòn dông và những điều kiên kị theo phong thủy khoa học.

 
(Ảnh minh họa)
1.     Chọn ngày đặt đòn dông:

Các cụ thuở trước còn lưu truyền câu ngạn ngữ: Giá thú Bất Tương, thượng lương Sát Cống, tức là có hai ngày lưu ý, ngày Bất Tương tốt cho việc hôn nhân, ngày Sát Cống tốt cho việc thượng lương. Bất Tương và Sát Cống là tên gọi những ngày có sao tốt trong Nhị thập bát tú. Còn theo kinh nghiệm dân gian mà nhiều nơi (nhất là ở vùng Nam bộ) chọn ngày con nước lớn để làm lễ động thổ và gác đòn dông thì có thể hiểu xuất phát từ văn hóa của cư dân vùng nông nghiệp lúa nước (trong đó có nước ta) trước đây phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên.
-         Trong xem phong thủy nhà ở thì việc gác Đòn Dông rất hệ trọng vì nó là cái rường nhà, chỗ cao nhất của ngôi nhà. Muốn nhà ở được yên ổn và thịnh vượng nên chọn trong 36 ngày tốt sau đây:
"Giáp Tý, Ất Sửu, Đinh Mẹo, Mậu Thìn, Kỷ Tị, Canh Ngọ, tân Mùi, Nhâm Thân, Giáp Tuất, Bính Tý, Mậu Dần, Canh Thìn, Nhâm Ngọ, Giáp Thân, Bính Tuất, Mậu Tý, Canh Dần, Giáp Ngọ, Bình Thân, Đinh Dậu, Mậu Tuất, Kỷ Hợi, Canh Tý, Tân Sửu, Nhâm Dần, Quý Mẹo, Ất Tị, Đinh Mùi, Kỳ Dậu, Tân Hợi, Quý Sửu, Ất Mẹo, Đinh Tị, Kỷ Mùi, Tân Dậu, Quý Hợi.
-         Nên chọn các Sao: Thiên Đức, Nguyệt Đức, Thiên Đức Hợp, Nguyệt Đức Hợp, Thiên Phúc, Thiên Phú, Thiên Hỷ, Thiên Ân, Nguyệt Ân.
-         Nên chọn các Trực: Mãn, Bình, Thành, Khai .
-         Nên kỵ các Sao xấu: Chánh Tứ Phế, Thiên Tặc, Địa Tặc, Thiên Hỏa, Địa Hỏa.
***Chú ý: Trong ngày dựng cột, nếu kịp lúc gác đòn đông thì gác luôn khỏi chọn ngày gác đòn đông, vẫn tốt như thường.

2.Mâm lễ vật bao gồm:

- Mâm ngũ quả, bánh ngọt, bình hoa, trầu cau. Đặc biệt trên mâm lễ vật còn có cây thước lỗ ban và ống chỉ mực là hai công cụ thiết yếu đã dùng để làm nên ngôi nhà.
- Lễ vào nhà mới là lễ rước ông bà và các vị gia thần vào nhà mới. Ngoài các lễ vật thì gia chủ phải xách hai lu nước đầy, một lu gạo, một lu muối. Người thợ chánh khấn vái tạ lễ Tiên sư, Tổ sư, Bà Cửu Thiên đã phò trợ cho công việc làm nhà diễn ra suôn sẻ.


(Ảnh minh họa)
3.Nghi lễ gác đòn dông:

Nghi lễ thượng lương là một nghi thức đánh dấu thời điểm gác cây đòn dông lên đỉnh cao nhất của mái nhà (hay còn gọi là cây xà gồ nóc, xà gồ đỉnh mái) để kết thúc xây dựng phần khung xương cơ bản, cũng là nghi lễ cầu cho ngôi nhà ấy được trọn vẹn, lâu bền về mặt xây dựng (còn việc cầu cho người cư ngụ trong nhà cát tường thì lại phải chờ đến lễ nhập trạch – dọn về nhà mới – của gia chủ). Lễ thượng lương ngày nay tồn tại ở một số vùng mà việc xây cất vẫn mang tính thủ công, xây nhà có mái dốc lợp ngói, có cây đòn dông trên đỉnh, thì việc gác đòn dông mới còn ý nghĩa quan trọng để “kết” phần mái nhà lại.
Những người cùng gia chủ gác đòn dông không được mang tang,phụ nữ mang thai không được đụng vào hoặc nhà có vợ mang thai,...
Tùy theo nhà,gia chủ họ sẽ đặt đòn dông theo giờ mà họ cho là tốt đối, phù hợp có thể trong quá trình hoàn thiện nha,cũng như làm ăn tốt đẹp hơn.


(Ảnh minh họa)

(Ảnh minh họa)



(Ảnh minh họa)



(Ảnh minh họa)
4.Đòn dông như thế nào thì hợp.

- Đòn đông nhà ở 2 loại: loại 5x10m hoặc 6x12m,đòn dông luôn to hơn đòn tay được bào gọt sạch sẽ ,làm cho thẳng,không bị cong hoặc gồ ghề…được bọc 2 đầu lại bằng vải màu đỏ.Ví dụ nhà 5m thì lọt vòng 4m96 cắt 2 đầu đúng vào kết cấu lỗ ban.Dân gian còn nói 95,96,97 là quý nhân phát đạt.Khi mang đòn dông về phải treo lên không được ai bước qua.Hiện nay, có nhiều gia đình đặt đòn dông làm bằng sắt,ghép nối điều đó là tùy vào mỗi gia đình,nhưng theo quan niệm kiến trúc đòn dông không được ghép nối, đòn dông mang tính chất thiên nhiên thì tốt hơn ví dụ như bằng gỗ.
 - Do ngôi nhà truyền thống vốn đa phần quay mặt dài về hướng nam (lấy vợ hiền hòa làm nhà hướng nam) nên phần đỉnh mái nhà kéo từ đông sang tây, mà cư dân nông nghiệp thì xem phương Đông là khởi điểm mùa xuân, nơi mặt trời mọc buổi sớm, thuộc Mộc, nên cây xà gồ đỉnh mái trong nghi lễ thượng lương cho nhà ở thường được bọc vải đỏ hai đầu (tượng trưng cho mặt trời mọc và lặn) đồng thời treo tấm bùa bát quái ở giữa như một sự trân trọng kiêng nể với bộ phận kết cấu đặc biệt này của ngôi nhà.
-Sau khi đặt phải làm cái cung để đặt lên với ý nghĩa để bảo vệ đòn dông sạch sẽ, không có chim hay bò sát côn trùng dây bẩn.


(Ảnh minh họa)

Hình thế trong phong thủy, nóc nhà có hình tam giác thuộc hành Hỏa mà theo ngũ hành thì hành Hỏa khắc Kim (tiền tài) nên nhiều người lo ngại nếu bị chĩa Hỏa sang nhà mình thì tiền tài sẽ hao tổn. Về cấu tạo, ta thấy nóc nhà xưa có các khe hở hai đầu thông gió là nơi thoát khí tích tụ trong nhà ra ngoài, nếu nhà đối diện mở cửa ra gặp ngay “tam giác ấy” thì sẽ bất lợi. Từ đó, không riêng gì cây đòn dông mà các đòn tay lợp mái cũng bị kiêng nếu nhìn thấy chĩa sang nhà của nhau.Xét về văn hóa ứng xử, điều này đem lại sự cẩn trọng khi làm nhà lợp mái, giữ gìn cho người cũng là cầu an lành cho chính mình.
                                                                                                                                              Sưu tầm.

LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI
Công ty TNHH Kiến trúc Xây dựng Đoàn Anh Quốc
Địa chỉ: F38 Từ Văn Tư (nối dài), Phan Thiết, Bình Thuận
Điện thoại: 0252 3739 734 - 0917717379
Email: kientrucdaq@gmail.com
www: doananhquoc.com
 

Tags: